Thủ tục chứng nhận hợp quy thực hiện chính xác sẽ giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa hoặc đối tượng phải chứng nhận hợp quy nhanh nhất. Quy trình cụ thể như thế nào? Các bước thực hiện ra sao?
>>> XEM THÊM
Chứng nhận hợp quy là yêu cầu bắt buộc nếu các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân muốn hoạt động sản xuất kinh doanh với đối tượng quy định phải chứng nhận hợp quy. Đối tượng phải chứng nhận hợp quy được quy định là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo tiêu chuẩn địa phương hoặc tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế.
Các đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến an toàn, sức khỏe người sử dụng và môi trường mang tính chất buộc phải áp dụng. Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá, xác nhận chất lượng cho sản phẩm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.
Loại hình chứng nhận này được thực hiện dựa trên cơ sở về sự thỏa thuận của cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký hợp quy cho sản phẩm với tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định. quy chuẩn được sử dụng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật được ban hành theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Tất cả sản phẩm, hàng hóa hoặc những đối tượng khác được quy định trong 7 danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu sự quản lý của các Bộ, ban ngành đều phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy. Sáu bước cụ thể trong thủ tục chứng nhận hợp quy bao gồm:
Cá nhân, tổ chức đăng ký chứng nhận hợp quy bằng cách tải mẫu Bản đăng ký chứng nhận hợp quy BM.01A-TT13 hoặc BM.01B-TT13 và điền đầy đủ thông tin bên trong. bản đăng ký chứng nhận hợp quy được lập thành 2 bản có ký đóng dấu của doanh nghiệp và nộp cho bộ phận đăng ký thuộc phòng tổ chức hành chính kèm theo các giấy tờ quy định trong phụ lục I của bản đăng ký chứng nhận.
Trong đó mẫu bản đăng ký chứng nhận hợp quy BM.01A-TT13 được sử dụng cho những trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký chứng nhận hợp quy theo phương thức đánh giá phù hợp từ 2 đến 6 được quy định trong điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ.
Ngược lại mẫu bản đăng ký chứng nhận hợp quy BM.01B-TT13 được sử dụng cho những trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký chứng nhận hợp quy theo phương thức đánh giá phù hợp từ 1, 7 hoặc 8 được quy định trong điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ.
Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy sau khi được nộp tại bộ phận đăng ký thì phòng tổ chức hành chính sẽ tiếp nhận yêu cầu chứng nhận của cá nhân, tổ chức với sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục phải chứng nhận hợp quy. Hồ sơ sẽ được xem xét tính hợp lệ để làm cơ sở chứng nhận sản phẩm, hàng hóa hợp quy.
Chứng nhận hợp quy được xác nhận bởi tổ chức chứng nhận phù hợp được chỉ định. vì vậy mọi hoạt động bao gồm xem xét cũng như đánh giá trong thủ tục chứng nhận hợp quy đều được thực hiện bởi bên thứ 3. Tùy thuộc vào tổ chức thứ ba mà cá nhân, đơn vị cần chứng nhận hợp quy thỏa thuận mà yêu cầu về hợp đồng chứng nhận cụ thể khác nhau.
Tổ chức chứng nhận phù hợp sẽ xem xét các điều kiện thực hiện để xác định khả năng cấp giấy chứng nhận hợp quy. Đơn vị, tổ chức xin cấp giấy chứng nhận hợp quy sẽ cùng trao đổi một số thông tin liên quan đến quá trình đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm như thử nghiệm, phương thức đánh giá sự phù hợp, các yêu cầu liên quan đến chứng nhận hợp quy… Sau khi đã thống nhất được giữa đôi bên thì cả hai sẽ hoạt điện thông tin và ký hợp đồng chứng nhận hợp quy để xác nhận.
Bên thứ ba là tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định và ký kết hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ yếu tố cần thiết phục vụ hoạt động đánh giá chứng nhận. Trong đó bao gồm:
Quá trình đánh giá sự phù hợp là khâu quan trọng trong thủ tục chứng nhận hợp quy. Tùy thuộc vào phương thức chứng nhận đối với sản phẩm cần phải chứng nhận hợp quy mà phương thức đánh giá cũng sẽ thay đổi cho phù hợp. Về cơ bản quá trình đánh giá sẽ được tiến hành với 2 nội dung là
Dựa trên cơ sở kết quả đánh giá và xét tuyển hồ sơ đánh giá đề nghị cấp chứng nhận, tổ chức chứng nhận đã được chỉ định sẽ quyết định có cấp giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm đã đăng ký chấp nhận hay không.
Giấy chứng nhận hợp quy sau khi được các sẽ có thời hạn hiệu lực tùy thuộc vào phương thức đánh giá sự phù hợp. trong trường hợp sử dụng phương thức đánh giá bao gồm cả đánh giá quá trình sản xuất thì hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy được cấp là 3 năm tính từ ngày ra quyết định.
Quyết định cấp chứng nhận và giấy chứng nhận hợp quy sẽ được gửi đến cho cá nhân, tổ chức đã ký kết hợp đồng đối với quy định về việc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy hoặc dấu hợp quy đã nhận theo đúng quy định. Giấy chứng nhận và dấu hợp quy phục vụ cho hoạt động công bố hợp quy thực hiện ngay sau đó.
Giấy chứng nhận và dấu hợp quy được cấp theo đúng quy định. Trong đó hình dạng và kích thước của dấu hợp quy được quy định rõ tại phụ lục I, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận hợp quy theo đúng thủ tục chứng nhận hợp quy sẽ phải công bố hợp quy.
Quy trình thực hiện được quy định rõ trong Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Tổ chức được nhận chứng nhận hợp quy có quyền:
Quý vị còn nhiều thông tin cần được giải đáp? Hãy liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để nhận hỗ trợ kịp thời nhé!
The post Tham khảo 6 bước trong thủ tục chứng nhận hợp quy appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.