Print
Full screen
Share

Tìm hiểu chứng nhận hợp quy theo phương thức 5

Chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 là một trong số đó là phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định. Phương thức này tiến hành như thế nào? Đối tượng áp dụng là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

>>> XEM THÊM:

Các phương thức đánh giá sự phù hợp

Yêu cầu trong chứng nhận hợp quy

Các phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn được sử dụng cho từng loại hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể mà tổ chức chứng nhận hợp quy lựa chọn. Đây là một bước quan trọng giúp đánh giá và xác nhận chất lượng của đối tượng đăng ký hợp quy.

Chỉ khi đối tượng đăng ký hợp quy đáp ứng được điều kiện đánh giá chất lượng và tuân thủ đúng quy trình thì mới được cấp giấy chứng nhận hợp quy phục vụ hoạt động công bố hợp quy sau này. Chứng nhận và công bố hợp quy là yêu cầu bắt buộc đối với các đối tượng phải chứng nhận hợp quy quy định trong 7 danh mục sản phẩm có khả năng gây mất an toàn chịu sự quản lý của các bộ, ngành tương ứng.

8 phương thức đánh giá sự phù hợp

Tương ứng với từng sản phẩm, đối tượng phải chứng nhận hợp quy là phương thức đánh giá cũng dễ khác nhau. Phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN. Tổng cộng có 8 phương thức đánh giá sự phù hợp bao gồm:

  • Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
  • Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điểm hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua cơ sở thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
  • Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua cơ sở thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua cơ sở thực nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất, trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua cơ sở thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất, trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;
  • Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
  • Phương thức 7: Thử nghiệm và đánh giá nông sản phẩm, hàng hóa;
  • Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ hàng hóa, sản phẩm.

Nguyên tắc áp dụng phương thức đánh giá sự phù hợp

  • Chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 hay bất cứ phương thức nào trong  phương thức được quy định tại điều 5, Thông tư 28/2012/TT-BKHCN đều phải phù hợp với loại sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chứng nhận hợp quy. 
  • Phương thức đánh giá sự phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường cụ thể sẽ được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Phương thức đánh giá sự phù hợp được tiến hành phải ghi cụ thể trên giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hay còn gọi là giấy chứng nhận hợp quy.

Cách tiến hành chứng nhận hợp quy theo phương thức 5

Chứng nhận hợp quy theo phương thức 5

Phương thức 5 được thực hiện thông qua việc căn cứ từ kết quả thử nghiệm mẫu điểm hình với việc đánh giá quá trình sản xuất để có thể kết luận về sự phù hợp của đối tượng xin cấp chứng nhận hợp quy. Việc đánh giá giám sát phải được tiến hành thông qua quá trình thử nghiệm lấy mẫu tại nơi sản xuất hoặc thử nghiệm lấy mẫu trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Nội dung và trình tự thực hiện những hoạt động cơ bản trong phương thức 5 được tiến hành như sau:

Bước 1: Lấy mẫu

Thực hiện lấy mẫu điển hình cho hàng hóa, sản phẩm. Mẫu điển hình của hàng hóa, sản phẩm được hiểu là mẫu đại diện cho một kiểu, một loại cụ thể của hàng hóa, sản phẩm sản xuất theo cùng một thiết kế hoặc cùng một điều kiện và sử dụng cùng một loại nguyên liệu. trong đó số lượng mẫu được lấy phải đáp ứng đủ cho nhu cầu thử nghiệm và lưu mẫu.

Bước 2: Đánh giá tính phù hợp của mẫu thử nghiệm

Mẫu hàng hóa, sản phẩm được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. 

Phòng thử nghiệm được chỉ định và đã được công nhận được ưu tiên sử dụng trước. Các đặc tính của hàng hóa, sản phẩm cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định rõ trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Bước 3: Đánh giá tính phù hợp của quá trình sản xuất

Quá trình đánh giá hoạt động sản xuất phải được xem xét đầy đủ với các yếu tố kiểm soát của nhà sản xuất liên quan trực tiếp đến quá trình tạo thành sản phẩm nhằm đảm bảo tính duy trì ổn định cho chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Trong đó các điều kiện kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm:

  • Kiểm soát hồ sơ kỹ thuật của hàng hóa, sản phẩm bao gồm tài liệu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa, sản phẩm đó;
  • Kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất từ khi nhập nguyên liệu đầu vào, trải qua các giai đoạn trung gian cho tới khi hình thành sản phẩm. Trong đó có bao gồm cả quá trình đóng gói, xếp dỡ hàng, lưu kho và vận chuyển hàng hóa, sản phẩm;
  • Kiểm soát chất lượng của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm;
  • Kiểm soát trang thiết bị công nghệ và trang thiết bị sử dụng trong đo lường, kiểm tra, thử nghiệm;
  • Kiểm soát trình độ tay nghề của cán bộ kỹ thuật và công nhân;
  • Các nội dung kỹ thuật cần thiết khác.

Chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 áp dụng tùy theo tình trạng của nhà sản xuất. Trong trường hợp nhà sản xuất được cấp chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng từ tổ chức chứng nhận đã được thừa nhận hoặc đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận với lĩnh vực sản xuất hàng hóa, sản phẩm được đánh giá thì không cần phải đánh giá quá trình sản xuất.

Tuy nhiên nếu có bằng chứng cho thấy nhà sản xuất không duy trì hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng thì tổ chức chứng nhận vẫn cần phải tiến hành đánh giá quá trình sản xuất của đơn vị đồng thời báo cáo lại với Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Bước 4: Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp

Xem xét những đặc tính của hàng hóa, sản phẩm thông qua kết quả thử nghiệm mẫu với yêu cổ về quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quá trình xử lý kết quả này được đánh giá theo yêu cầu đã được quy định tại bước 3.

Bước 5: Kết luận về sự phù hợp

Kết luận về sự phù hợp của hàng hóa, sản phẩm so với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Sản phẩm, hàng hóa được xem là chiều rộng nếu đảm bảo đầy đủ hai điều kiện dưới đây:

  • Tất cả chỉ tiêu của mẫu thử nghiệm phù hợp với mức quy định quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
  • Kết quả đánh giá quá trình sản xuất phù hợp với yêu cầu.

Kết luận về sự phù hợp của hàng hóa, sản phẩm có giá trị hiệu lực trong thời gian tối đa 3 năm với điều kiện hàng hóa, sản phẩm được đánh giá giám sát.

Bước 6: Giám sát

Trong thời gian vẫn còn hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, hàng hóa, sản phẩm cần phải được đánh giá và giám sát thông qua quá trình thử nghiệm lấy mẫu tại nơi sản xuất hoặc lấy mẫu trên thị trường kết hợp với đánh giá về quá trình sản xuất. 

Tần suất đánh giá phải đảm bảo không được quá 12 tháng/lần. kết quả đánh giá giám sát được sử dụng để làm căn cứ quyết định việc duy trì, đình chỉ hoặc hủy bỏ thông báo về sự phù hợp.

Quý vị còn những thắc mắc vè chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 và các phương thức khác cần được giải đáp? Hãy liên hệ với Văn phòng chứng nhận kiểm soát chất lượng ISO quốc tế qua hotline 0908 060 060 để nhận tư vấn miễn phí nhé!

The post Tìm hiểu chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 appeared first on VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ISO QUỐC TẾ.



from https://isoquocte.com/chung-nhan-hop-quy-theo-phuong-thuc-5.html

from
https://isoquocte0.tumblr.com/post/629316716325978112

via ClementTester clementtester.blogspot.com/...
Want to create own pages and collaborate?
Start your free account today:
By clicking “Sign up”, you agree to our Terms and Conditions